Điểm danh 84 thành phố thuộc tỉnh khi bỏ cấp huyện

Đăng ngày:

Điểm danh 84 thành phố thuộc tỉnh khi bỏ cấp huyện

Điểm danh 84 thành phố thuộc tỉnh khi bỏ cấp huyện

Khi thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, 696 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 84 thành phố thuộc tỉnh cũng sẽ không còn tổ chức như hiện nay.

Trong 696 đơn vị hành chính cấp huyện có 84 thành phố trực thuộc tỉnh

Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến và đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, dự kiến tổ chức mô hình chính quyền địa phương tới đây sẽ gồm 2 cấp: cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2025, đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Sau 2 đợt sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện gần đây , hiện nay cả nước có 696 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong số này, có 2 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương , 84 thành phố thuộc tỉnh, 53 thị xã, 49 quận và 508 huyện.

Như vậy, định hướng không tổ chức cấp huyện cũng có nghĩa là 696 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có cả 84 thành phố thuộc tỉnh, sẽ được tổ chức lại, không còn mô hình như hiện nay.

Hiện nay, 84 thành phố trực thuộc tỉnh được đánh giá là những đô thị lớn về kinh tế, văn hóa và kết nối giao thông của tỉnh. Hầu hết các thành phố này là những trung tâm hành chính, nơi đặt trụ sở các cơ quan nhà nước của tỉnh đó. Một số thành phố thuộc tỉnh được chỉ định làm trung tâm kinh tế và văn hóa của cả một vùng.

Một số thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, chỉ có phường mà không có xã trực thuộc như: Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ Sơn, Vĩnh Long…

Trong số 57 tỉnh thì 2 địa phương có 5 thành phố trực thuộc gồm: Quảng Ninh và Bình Dương .

Trong số 84 thành phố trực thuộc tỉnh, có một số mới thành lập như Phú Mỹ , Hoa Lư , Đông Triều , Bến Cát ... Ngoài ra, thành phố Thủy Nguyên được thành lập ngày 1/1/2025.

Ngược lại, có nhiều thành phố lâu đời, có bề dày văn hóa, lịch sử, ví dụ như Đà Lạt được thành lập từ thế kỷ thứ 19 .

Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập đầu tiên của Việt Nam. Đà Lạt ban đầu được người Pháp xây dựng như một khu nghỉ mát cho giới thượng lưu và quan chức thời bấy giờ, nhờ vào khí hậu mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Vào thời điểm đó, Đà Lạt là một trong những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng và nhanh chóng trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương.

Ngày nay, Đà Lạt là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên. Đà Lạt cũng trở thành trung tâm hành chính của Lâm Đồng khi tỉnh này được thành lập vào năm 1919.

Sau Đà Lạt là một số thành phố khác được thành lập vào thế kỷ 20 như: Nam Định , Huế vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương từ đầu năm nay, Việt Trì , Vinh , Mỹ Tho , Nha Trang , Quy Nhơn …

Hầu hết các thành phố trực thuộc các tỉnh còn lại được thành lập vào giai đoạn 2000 - 2020.

Danh sách 84 thành phố trực thuộc tỉnh:

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sáp nhập đã được xác định

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau cuộc họp của Bộ Chính trị, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sắp xếp và sáp nhập đã được làm rõ.

Hoàn thiện thêm một bước trong sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh cấp xã trước sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bỏ cấp huyện, sắp xếp cán bộ, công chức thế nào?

Xem chi tiết bảng tính tuổi nghỉ hưu

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sáp nhập đã được xác định

TP Hồ Chí Minh sẽ giới thiệu việc làm cho cán bộ bị tinh giản

Từng là người Nhà nước, thành công ở khu vực tư: Bài 6 - Nghỉ viên chức, thành doanh nhân bất động sản

Hoàn thiện thêm một bước trong sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Rà soát, điều chỉnh nhiệm vụ công nghệ thông tin, đề tài, dự án theo Nghị quyết 57 gắn với tinh gọn bộ máy

Chọn trung tâm hành chính, chính trị khi sáp nhập tỉnh, thành phố theo tiêu chí nào?

Tài sản của một huyện không còn nữa sẽ chuyển giao cho xã nào?

Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.

Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.

Hoàn thiện thêm một bước trong sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh cấp xã trước sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bỏ cấp huyện, sắp xếp cán bộ, công chức thế nào?

Danh sách 38 tỉnh, thành phố trong lần sắp xếp đơn vị hành chính năm 1976

Toàn cảnh cấp xã trước sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Toàn quốc dự kiến giảm từ hơn 10.500 còn 2.500 đơn vị hành chính cấp xã

Xã có diện tích lớn nhất sau sáp nhập ở Hải Dương thích ứng

Bộ máy mới của Công an tỉnh Hải Dương vận hành ngay từ 0 giờ ngày 1/3/2025

13 điểm cấp căn cước ở Hải Dương sau khi không còn công an cấp huyện

Hải Dương sáp nhập, tổ chức lại hàng chục đơn vị sự nghiệp công lập

Cùng nhìn lại 29 năm Hải Dương và Hưng Yên chung tỉnh Hải Hưng

Điểm danh 84 thành phố thuộc tỉnh khi bỏ cấp huyện

Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương

Tổng Biên tập: Nguyễn Quý Trọng

Giấy phép xuất bản số 233/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10-5-2022

@ Bản quyền thuộc về Báo điện tử Hải Dương. Cấm sao chép dưới mọi hình thức

3 Tin Tức Mới Nhất